Latest topics | » co ba co don neThu Mar 04, 2010 5:35 pm by BoKoNan» ANDREE RAP NO.1Fri Feb 19, 2010 10:20 am by NOT» nam moi ! bac 2 gop vai y kien ! va` de^` an dua ra de cai thien nhom them tot !Thu Feb 18, 2010 1:19 pm by NOT» tan xuan chuc tet co BA !Thu Feb 11, 2010 12:51 pm by NOT» bigbang virus ( :) )Tue Feb 09, 2010 2:07 pm by NOT» cute of bigbangTue Feb 09, 2010 2:01 pm by NOT» gd cute ( bigbang)Tue Feb 09, 2010 1:55 pm by NOT» lokk at me ( tae yang )Tue Feb 09, 2010 1:52 pm by NOT» la la la ( bigbang)Tue Feb 09, 2010 1:50 pm by NOT» lies ( bigbang)Tue Feb 09, 2010 1:49 pm by NOT |
| | Thủy Linh | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
BoKoNan Goldie
Tổng số bài gửi : 353 Birthday : 22/04/1996 Zodiac : Chinese zodiac : Join date : 12/12/2009 Thanks : 1 Đến từ : Oblivion
| Tiêu đề: Thủy Linh Sun Dec 13, 2009 2:22 pm | |
| CHƯƠNG 1
Rốt cuộc rồi Giang Vũ Văn cũng đến được xóm lưới bên ven biển, dừng lại trước cửa một căn nhà gỗ ọp ẹp.
Bấy giờ là vào khoảng xế trưa, mặt trời không lưu tình rọi nắng gay gắt trên mặt đất, khắp xóm nhỏ, ngoài bãi cát. Gió biển khô nóng lướt qua, mang theo ít nhiều cát nhỏ và chất nước biển mặn. Sóng biển đập vào nham thạch độc điệu, mệt mỏi, buồn buồn... Toàn xóm nhỏ mệt mỏi rồi, ngủ say dưới ánh nắng hạ thiêu đốt.
Lưới cá được móc phơi ở cây ven đường, thoảng đưa mùi tanh thum thủm. Lưới cá bằng nylon, có chỗ còn dính vảy cá phát sáng dưới ánh mặt trời.
Xóm nhỏ có khoảng ba bốn chục gia đình, kiến thiết nhà bằng gỗ giống như nhau. Họa hoằn mới có một vài gia đình xây tường bằng đất. Trên tường cũng máng đầy lưới cá.
Gần như nhà nào cũng nửa mở nửa đóng, có thể giúp nhìn thấu vào trong nhà, thấy nào tượng thờ, ghế, ván ngựa... Trên ván ngựa có thể có trẻ ngủ say hoặc bà lão ngồi vá lưới, mắt lim dim chừng như ngủ gục.
Sự xuất hiện của Văn không làm động giấc xóm nhỏ. Chỉ có vài em bé đang chơi trước cửa gởi cho Văn đôi ba cái liếc hiếu kỳ.
Thôn trang ngủ rất saỵ Con trai trong xóm ban đêm ra khơi bắt cá, sáng sớm quay thuyền về, cho nên giờ nầy là giờ nghỉ của họ. Văn cầm bọc đồ đạc, lưng đeo một sắc sách vở, đi lướt qua từng nhà tìm số. Sau cùng, Văn dừng lại trước căn nhà gỗ ọp ẹp nầy.
Không sai với dự liệu của Văn là mấy, nhà nhỏ yên tịnh và đơn giản, có tường thấp, nhưng không có cổng. Tường chừa một kkhoảng trống rộng đủ cho một người ra vào. Trong tường có một cây đa vừa già vừa to, râu tủa dài chấm đất. Thân cây sần sùi, có đến ba người ôm không hết. Nhánh cây buông thõng không biết bao nhiêu là rễ đong đưa theo gió như râu dài lướt thướt của ông lão trang nghiêm.
Dưới gốc đa còn có băng đá. Trên băng bây giờ có một con gà trống lớn ngang nhiên, vênh váo, ngẩng đầu hùng vĩ liếc người lạ mặt ngoài tường. Trông gà có vẻ kiêu ngạo, tự phụ, ra vẻ ta đây nhứt thế. Dưới băng, mấy gà mái và một bầy con đang đùa giỡn.
Văn thở hắt hơi ra, ánh nắng gay gắt rọi chiếu Văn muốn xỉu, mồ hôi vã ra ướt áo. Khoa chân bước vào cửa, Văn đi xuyên một sân trống nhỏ, đưa mắt nhìn qua cánh cửa khép hờ. Trong nhà không ai, trên bàn vuông trước tượng thần hãy còn nửa mâm cơm lỡ dở.
Văn dừng lại mấy giây mới cất cao tiếng gọi:
- Có ai ở nhà không?
Không thấy ai ra, cũng không có ai trả lời. Đẩy hai cánh cửa khép hờ, Văn bước vào trong. Nhà không lớn, nền đất, tường gạch, tương dối sạch sẽ. Không hiểu sao trước thần tượng hãy còn lửa khói, một làn khói xanh lặng lẽ tỏa lan.
Văn để ý quan sát căn nhà, để sách và bọc đồ đạc trên bàn trước mặt, mơ hồ nghĩ rằng nơi nầy có thể là nơi đọc sách và nghỉ dưỡng tốt. Tai Văn chừng nghe văng vẳng lời Hùng:
-Văn đừng đòi hỏi nơi căn nhà nhỏ ấy quá nhiều, nó không như sự tưởng tượng quen thuộc của anh trong cuộc sống ở chợ đâu! Anh đã một lòng một dạ muốn đến đó sống một thời gian thì anh cứ đi! Nhà mình bây giờ chỉ có một bà cô, các phòng đều trống, mình thà ở chết dí trong thành chớ không thích về. Bà cô không cầu mà được có người đến ở sẽ mừng lắm. Anh cứ tới, nhưng xin đừng mang cái đầu óc chữ nghĩa mà vẽ vời ra một thứ biệt thự gì ở bãi biển. Ở đó chỉ là một xóm lưới, nhà cây thô lậu, bảo đảm anh đến không đầy tuần lễ sẽ phát chán... Sẽ chán chăng? Văn nhìn làn khói xanh nghi nhút trước tượng thờ, nhìn ánh nắng chói chang, nghe được không xa lắm tiếng sóng biển rì rào... Sẽ chán chăng? Văn không biết. Nhưng trước tiên là ở nơi nầy sẽ không có sự quấy rầy tình cảm như đô thị phức tạp, sẽ không có chuyện dũa mòn lòng người. Ở đây có thể giúp Văn khôi phục lại tự tin, tìm lại những gì đã mất.
Văn tin là có thể lợi dụng được thời gian ở đây để học lại, bù trừ cho hai năm rồi Văn bỏ phế học hành và dưỡng lành cõi lòng đầy ngấn tích thương đau. Sau đó, Văn sẽ vỗ đôi cánh bị thương mà bay cao, bay cao, bay càng cao, càng xa, bay cho số người khinh Văn thấy, bay cho "nàng" thấy.
Nàng! Văn cắn môi, cắn mạnh, cắn đau đến Văn nhảy nhổm. Bây giờ Văn mới nhớ là mình đang đứng trong nhà, xuất thần.
Văn bước một bước dài, thò đầu nhìn hướng ra nhà sau. Rồi lại cất tiếng gọi:
- Có ai ở nhà không? Thưa, có ai ở nhà không?
Lần này, tiếng gọi của Văn được đáp. Một bà cũ khệnh khạng từ phía sau bước ra, mặt đầy vết nhăn, giương mắt nhìn Văn, lắp bắp nói một thôi dài mà Văn không hiểu hết. Không cần hỏi, Văn cũng biết đây là bà cô của Hùng. Văn mỉn cười, tự giới thiệu:
- Thưa, cháu là Giang Vũ Văn. Anh Lý Chánh Hùng có nói với cháu là ảnh đã viết thơ nói cho cô biết, cháu muốn đến ở nhờ đây hai tháng. - Ha ha... Bà cụ chợt hiểu ra, bật cười, toàn mặt nhăn nheo rực cười. Nếu bà có biết quốc ngữ ắt là do Hùng dạy (Nước Tàu rộng lớn, có đến trăm ngôn ngữ. Quốc ngữ mẹ đẻ là tiếng Phổ Thông, tức quan thoại, bạch thoại)
Bà vừa cười vừa hỏi:
- Ha ha... bạn của thằng Hùng hả? Sao nó không về?
-Thưa, công việc của ảnh không rời ra được.
Văn đáp, mơ hồ nghĩ tới Hùng là con của một người đánh cá mà đã học xong đại học ra kỹ sư, thiệt ghê gớm!
- Thưa, ảnh có nhờ cháu mang dùm ít tiền về. (Văn rút trao tay bà cụ, cười tiếp) Trong thơ có hai ngàn, cô đếm lại đi. Dạ, nhưng còn nữa... (Văn móc hai ngàn để trên bàn) Cái nầy là của cháu gởi cho cộ Cháu ở đây mỗi ngày tốn ba bữa ăn, phải chi tiền, cho nên... - Hà Hà Bà cụ kêu lên, bàng hoàng. Cùng lúc được tiền nhiều quá khiến tay chân bà luống cuống.
- Thôi khỏi! Khỏi! Già hổng lấy tiền đâu, cậu Văn! Thằng Hùng nó đã giao trước cho già rồi. Cậu ở trong phòng của nó, hổng phiền gì hết. Miễn... Khỏi!... - Thưa, cô cứ cầm đi mà.
Văn vừa nói vừa nhét tiền trong tay bà cụ gầy gò. Bàn tay thô kệch, chai nám run run.
- Dạ, nếu cô không nhận thì cháu đi.
Rốt cuộc, bà cụ phải nhận tiền và bắt đầu bận rộn ngaỵ Mang niềm sung sướng và kính trọng, bà đem nước rửa mặt, dâng khăn và xà bông, rồi vội vội vàng vàng đưa Văn vào phòng riêng. Đó là phòng của Hùng mỗi khi về ở. Căn phòng tốt nhứt trong căn nhà nầy, rộng rãi, sạch sẽ, có cả màn cửa sổ thật không ngờ. Bên ngoài cửa sổ có tấm rèm bằng vải bố. Trong phòng, ngoài chiếc giường, có bàn viết, tủ sách, tủ đựng quần áo và hai ghế mây dài nằm được.
Bà cụ giàu nhiệt tâm lăng xăng thay bao gối, lau bàn, khiến Văn cảm thấy ái ngại. Qua một lúc khách sáo giành đi giành lại, bà cụ mời chịu bước ra khỏi phòng, chạy đi lo cơm chiều.
Bấy giờ Văn mới mở bọc hành lý, móc treo áo quần vào tủ, đặt sách bên tủ sách trống, để viết mực lên bàn. Nhìn khắp bốn bên, Văn bất giác thở dài. Có ai ngờ, hôm qua Văn còn bay bướm dưới ánh đèn màu của tiệm rượu trong đô thị mà bây giờ Văn lủi trốn vào xóm lưới cổ lỗ này!
Văn đến trước cửa sổ, kéo vet màn. Gió biển bay phả vào mặt Văn nặng mùi biển cả. Giờ Văn mới biết cửa sổ này trông ra biển, đứng ở đây có thể nhìn thấy biển cả không bờ, mặt trời rọi chiếu, giát bạc mặt biển hết sức đẹp mắt.
Văn hít một hơi dài, dang tay, nhắm mắt, cao giọng nói:
- Biển ơi! Hãy rửa sạch ta đi! Rửa sạch tận lòng ta nhửng cát bụi đô thành!
Được sửa bởi ▲ Akashi ▲ ngày Tue Dec 15, 2009 7:22 pm; sửa lần 2. | |
| | | BoKoNan Goldie
Tổng số bài gửi : 353 Birthday : 22/04/1996 Zodiac : Chinese zodiac : Join date : 12/12/2009 Thanks : 1 Đến từ : Oblivion
| Tiêu đề: Re: Thủy Linh Sun Dec 13, 2009 2:22 pm | |
| CHƯƠNG 2
Hai ngày bên biển, Văn hoàn toàn không đọc sách được như dự liệu. Cầm quyển "Thế Giới Danh Thi Tuyển" (tuyển tập danh thơ thế giới), Văn đi khắp vùng phụ cận ven biển, dùng hết thời gian để nghiên cứu, tìm sự ảo diệu bí mật của biển cả. Văn hân thưởng ngàn vạn thiên biến thần kỳ trong chớp mắt. Chưa bao giờ Văn sống qua những ngày như thế nầy, những ngày không làm gì cả, chỉ có ngồi trên phiến đá, mở to mắt nhìn biển. Mổi lần ngồi nhìn có đến mấy giờ. Lúc đầu óc trống không, tâm linh yên ổn, thần trí chìm vào hư vô đến quên cả chính mình.
Ven biển do cát và đá hợp thành. Sau đoạn cát tất phải có đá lởm chởm, giúp cho ven biển thêm phần sinh động"
Đá đủ hình, đủ sắc, chỗ nào cũng in dấu sóng biển búa mòn. Mỗi tảng đá có giá trị đáng mất cả thời gian một đời người để nghiên cứu, dò tìm. Có tảng sừng sững cao, cao liền mây trắng. Có đá nằm dài, dài như ruộng đồng. Giữa đá còn có hang đá thần bí, thông đồng, mặc sức người dò tìm, mặc sức người đi suốt. Trên đá còn có vô số đường nhăn và dấu bể, dường như được một tay điêu khắc có đại lực dùng búa đục đẽo nên. Mỗi rãnh nhăn đều như nói lên mấy ngàn năm mấy vạn năm chuyện biển.
Trên bãi cát, cát nhuyễn và trắng, phản chiếu ánh thái dương lóng lánh như nhũng vì sao vỡ vụn. Bãi cát dầy và rộng, trên mặt khảm thêm không biết bao nhiêu vỏ ốc vỏ sò. Đa số vỏ không còn nguyên vẹn, được sóng lau rửa, đưa tấp vào. Màu sắc của các vỏ thật thiên hình vạn trạng, trắng như tuyết, đỏ như ráng mây, ửng hồng như đốm ánh sáng sau cùng trước khi từng không chìm hẳn vào hoàng hôn bảng lảng.
Khoảng chớp mắt mặt trời lên trên biển cả là kỳ diệu nhất. Vài móng mây đỏ giắt vàng một góc biển, soi sáng lớp sóng đen hun hút xa khơi nâng nhô mặt trời lên như một vòng lửa đỏ. Mặt trời cứ nhô lên, từ từ nhô lên, nhô lên mãi... Nhô đến lúc mắt người không còn cách nào nhìn thẳng vào được. Rồi mặt biển, từ đen thẳm màu đêm trở thành sóng đỏ nhấp nhô, từ sóng đỏ trở thành sóng xanh đầu bạc. Sự thay đổi diệu kỳ, hấp dẫn, bắt nín thở!
Sắc đêm trên mặt biển ra sao? Khi các vì sao lấp lánh trên cao và xa tít từng không thì mặt biển như trải một tấm thảm nhung bắt đầu lấp loáng, sinh động. Ngư thuyền ra đi từ chạp tối bắt đầu nổi lửa lốm đốm đó đây. Họ dùng ánh sáng để quyến rũ cá đàn. Và ánh sáng của họ đã tiêu diệt màu đen trên mặt biển như vô số hột xoàn lóng lánh trên nhung gấm. Gió biển lùa, sóng biển rên nhẹ, thở dài. Biển đêm như thế thật sống động, thần bí và mộng mị.
Văn đã bị biển hấp dẫn, mê hoặc.
Sáng, Văn ngắm mặt trời lên, xem thuyền cá về
Trưa, Văn nhìn biển trải dài đến tận chân trời, nhìn đám trẻ con nghịch nước trên bãi cát, ngoài mé nước.
Hoàng hôn, Văn xem sóng biển nuốt mặt trời, xem ráng mây đỏ pha hồng ngọn sóng xanh.
Về đêm, Văn nhìn sao lung linh, nhìn đèn bắt cá sáng, tắt. Văn vội vã in dấu chân trên đá, trên cát, cả ngày đón gió mát đại dương.
Văn thường nằm trên cát, để mặc ánh mặt trời nung. Văn thường ngồi trên đá tảng để mặc sương đêm ướp lạnh. Hành động và cử chỉ kỳ dị của Văn đã khiến cho ngư dân bàn tán. Cũng khiến cho một số thiếu nữ quan hoài. Nhưng ngoài một bà già, Văn chưa kết bạn với ai. Thân phận bất đồng, học lực bất đồng, kinh nghiệm xã hội bất đồng vẫn còn ngăn cách Văn và họ. Hình ảnh Văn ở ven biển là hình ảnh cô độc. Nhưng Văn không sợ, trái lại còn hưởng thụ được niềm cô độc ấy.
Cứ thế cho đến ngày thứ ba Văn mới phấn chấn tinh thần, muốn xem sách một chút. Trước lúc mặt trời lên, Văn vội vàng trổi dậy, ăn điểm tâm sơ sài rồi cầm quyển "Tương Đối Luận" đi ra ben biển. Văn luôn đi về nơi ít người, ít khói, đi xa xóm lưới, tìm đến vùng đá cao chớm chở, chọn lấy một phiến đá ngối xuống, mở sách rạ"
Văn chưa nhập thần vào sách được liền vì mặt trời lên trên biển cả vẫn có thó quen hấp dẫn sự chú ý của Văn. Văn chưa nhập thần vào sách đươc liền vì mặt trời lên trên biển cả vẫn có thói quen hấp dẫn sự chú ý của Văn. Văn không cách nào tập trung được vào nghĩa lý của sách Tương Đối Luận với màu sắc sáng sủa, nội dung diễm lệ. Vòng tay ôm bó gối, Văn nhìn xuất thần áng mây bủa trên đầu sóng, lại nhìn mọi biến chuyển của ven biển dưới ánh mặt trời lên. Bỗng nhiên, ánh mắt Văn đang bơi lội ở ven biển bị một vật gì hết sức đặc biệt hấp dẫn.
Văn ngồi trên phiến đá cao, phía dưới là ba phiến đá khác chung hợp thành mỏm bị biển bao vây như một "thế ngoại đào nguyên" cách biệt hồng trần. Giữa tảng đá nầy và tảng đá kia còn có vài hang. Lần thứ nhứt đến đây, Văn đã ngồi một mình rất lâu trên bãi cát.
Chỗ nầy cách rất xa xóm lưới nên không thấy có dấu chân ai cả. Ở đây, Văn đã nhìn mặt trời trầm lặn, nhìn ráng mây chiều hôm nên chàng đặt cho nó cái tên là "Vọng Hà Loan" (eo nhìn ráng mây). Và xem nó như là khung trời đất nhỏ của riêng chàng.
Bây giờ, điều Văn vừa phát hiện lạ lùng đang ở trên làn sóng trong eo. Một vật nổi sắc trắng bị sóng vỗ tấp vào bờ, có lúc lại bị kéo giựt ra biển ca?
Văn đứng thẳng lên, tập trung nhãn lực nhìn kỹ vật ấy. Ánh sáng ngày một sáng, vật nhìn được mỗi lúc một rõ. Văn giật nẩy. Thì ra là một thân người.
Một người! Không phải là chuyện để suy nghĩ nữa rồi. Tóc đen, quần áo trắng, hình dáng ấy không phải là người thì là gì chớ? Văn gác sách, từ phía đá chạy chùi ra bãi cát, chạy hướng về thân người ấy.
Phải rồi, một người, một người con gái đang nằm ngửa trên sóng. Mình cô ta, vừa mắc cạn trên bãi, sóng trở ra lại giựt thân cô ra, tóc đen còn sấp sãi trên cát.
Văn chạy a lại. Con gái nhà ai chết chìm đây? Ở đây là vùng không người mà! Văn lội ào trong nước, không kịp cởi giày. Biết đâu chàng có thể cứu được người làm phước!
Nước tràn tới ướt hết quần Văn. Văn trườn tới, muốn nắm giữ áo cô gái. Nhưng thế sóng quá mạnh đã nhanh nhẹn cuốn đưa cô gái ra biển.
Văn bị sóng làm cho loạng chạng, bị cuốn ngập trong sóng không dễ dàng đứng dậy được. Văn cố tìm hình bóng cô gái nhưng đứng được rồi Văn càng lạ lùng hơn, há hốc, chẳng nói lên lời. Thì ra cô gái đã đứng lên, từ sóng đứng lên! Cái gì là chết chìm? Cái gì là thi thể? Thì ra đây là một thiếu nữ còn sống, một thiếu nữ con nhà chài lưới nằm trên sóng giỡn nước! Cô gái đứng lên giữa nước, toàn thân ướt đẫm như người cá, mở to mắt đen trắng phân minh. Nàng nhìn Văn cách thật thà như con nít ấy.
Chưa bao giờ Văn gặp phải lúc ngượng ngập, lỡ khóc lỡ cười như thế nầy. Văn cảm thấy như mình bị đùa. Nhưng cô gái chưa thoát tánh con nít phía trước mặt thì chưa thể biết đùa. Các cô con nhà chài lưới thường giỏi bơi lội, thích nằm trên sóng nhồi lên hoặc nhận chìm. Đó là cách hưởng thụ sự mát mẻ của nước cách thú. Khá khôi hài khi Văn trót xem cô ta là một thây người!
Văn không ngăn được bật cười, cười lấy hành động buồn cười của mình. Nhưng nụ cười thoát ra chưa trọn, mắt cô gái lại mở lớn hôn, môi nhếch, cô ta nhìn Văn trân trân:
- Ồ xin lỗi. (Văn thôi cười, gấp rút giải thích) Tôi cho rằng cô gặp nguy hiểm gì chớ!
Cô gái không trả lời, dường như không hiểu ý Văn lắm. Nàng mặc áo bằng gai trắng, rất cũ, trùm phủ từ đàu xuống chân, không hiểu thuộc thứ y phục gì tuy rất giống áo choàng ngủ. Áo ướt đẫm, bây giờ dán sát vào ngưới nàng đã nẩy nở. Tóc nàng thả xõa bờ vai, nước từ tóc nhỏ giọt xống, chảy dài hai bên má. Da nàng ăn nắng đỏ sậm, nước trên mặt nàng phản chiếu ánh thái dương loang loáng. Ở nàng tương đối có sự hấp dẫn, có nét đẹp tự nhiên, thuần chân của thời nguyên thủy.
Văn lẩm bẩm, nó như để nói với mình:
- Xin lỗi, có lẽ cô không biết quốc ngữ.
- Biết chớ!
Cô gái bỗng mở miệng, hất cằm như đang cùng ai tranh luận. Kế tiếp, dường như bị giựt mình, cô gái hoang mang nhìn khắp bốn bên. Mắt cô lớn, tự nhiên, cằm nhỏ, trên mặt tuy lúc gần như có vẻ sợ hãi. Rõ ràng ở cô đầy tánh chất con nít khoảng sáu bảy tuổi. Nhưng nhìn một đoạn thân thì chắc sáu bảy tuổi. Nhưng nhìn một đoạn thì chắc cô ta cũng đến mười bảy tuổi rồi. Văn bắt đầu thấy thú vị hỏi:
- Tên cô là gì?
Cô gái vẫn nhìn Văn, không trả lời. Sắc mây nhiễm hồng trên thân và mặt cô tạ Gió biển đưa lại, cô nhảy mũi, sụp rèm mi, dùng chân khuấy dạo nước, nói nhỏ:
- Nước rất lạnh.
Tiếng cô gái nhỏ như thì thầm, chân không của cô đưa lại trong nước như cá trắng vẫy đuôi!
Văn có phần ngờ vực. Trên thân cô gái có khí chất thật khó hình dung, khó hiểu nổi, nhưng đã tạo được cảm giác rất sâu sắc.
Văn hỏi lại:
- Tên cô là gì?
Nàng chỉ đáp:
- Nước biển rất lạnh. (Nàng vẫn dùng chân dạo nước, tiếp) Nước biển có thể nói.
- Hả? Văn cau mày, không hiểu.
Cô gái vụt ngẩng lên, mở to đôi mắt ngây thơ nhìn Văn. Liền đó, cô tỏ ra chấn động như nghe được tiếng gọi gì. Rời Văn, cô chạy a vào bãi
Văn không tự chủ được, chạy theo cô hai bước. Cô gái chui vào một hang đá, chớp mắt mất dạng. Văn theo đến miệng hang, có thể từ kẽ đá nhìn thấu qua trời bên kia, có thể chui theo mà không cần bước vòng trên đá. Nhưng lạ lùng làm sao, cô gái đã mất rồi.
Rùn vai, Văn không chú ý đến cô gái nữa. Văn trở về chỗ ngồi, cầm quyển Tương Đối Luận lên mở ra. Cần phải đọc chớ! Văn nghĩ: Qúa khứ và vị lai đều ở trong những trang sách nầy, Văn cần phải tận dụng thời gian hai tháng để chuẩn bi cuộc thị Phải thi đậu chớ không thể rớt. Văn ngẩng đầu, và bắt gặp ngay một con hải âu đang bay về phía mặt trời.
Phải rồi bay đi!... Văn cần phải bay đi, phải bay càng cao càng xa, bay đến mây cao cho không làm sao có ai vói tới. Bay để nàng biết, Văn không phải là hạng người chẳng ra gì!
Nàng, cái tiếng "nàng" ấy đã khắc trong lòng Văn mang theo dự nhói đau. Lạ chưa, hai ngày đầu ở biển, cơ hồ Văn đã quên bẳng nàng đi. Mà bây giờ, cái tiếng nàng ấy lại xuất hiện trong lòng Văn, làm cho tâm tình Văn đang bình yên bỗng trở thành ảo não.
Văn kéo rút chân lên, cúi đầu gác trên đầu gối, có thể cảm biết nắng ấm đang mơn man làm ấm cổ, nghe được tiếng sóng vỗ ì ầm... Nhưng điều xuất hiện trong đầu óc Văn không phải là sóng, không phải là đá, không phải ngư thuyền... Mà là nàng. Nàng với nước da trắng như tuyết, đôi mắt đen láy. Nàng có phần kiêu ngạo, có phần lạnh lùng... - Tôi không thể lấy anh, anh Văn!
Nàng nói, giọng điệu tuy hết sức nhẹ nhàng nhưng cũng hết sức thản nhiên và rõ ràng.
- Anh xem, tôi đã bị hoàn cảnh cưng chìu tạo ra thế nầy. Tôi hiểu tôi, tôi không thể sống khổ, không thể túng tiền... Một thân tôi đầy khuyết điểm, tôi không thể làm vợ anh... Bỏ tôi đi anh Văn!
Nhưng Văn không bỏ được, không có cách nào bỏ được. Văn như điên cuồng đối với nàng, sùng bái, van xin... Văn cần nàng! Mỗi đường máu, mỗi tế bào trong Văn đều gọi cần nàng! Văn không thể bỏ nàng, vĩnh viễn không thể để mất nàng, kiếp này, kiếp sau, kiếp kiếp!
Văn đã để cho tình yêu biến mình thành điên cuồng và buồn cười. Văn có thể quỳ xuống hôn chéo áo nàng, có thể phủ phục hôn nơi nào nàng đã đi quạ Nhưng còn nàng? Nàng đi rồi! Không một tiếng một lời bay đi sang bờ biển bên kia tìm đến vùng hoan lạc của nàng.
Đời Văn đã bị phá nát, tâm hồn và ý chí của Văn cũng bị phá nát. Văn vào vủ trường, Văn giựt mình phát hiện chàng đang yêu nàng. Yêu như điên, không màng tất cả để yêu nàng!
Cho nên, Văn mang sách đến ven biển. Cho nên, Văn ngồi trên phiến đá mở sách Tương Đối Luận... Sách do tự Văn chọn lựa nhưng vì yêu mà quên đọc. Văn cần phải cất cánh bay, bay cao, bay xa, bay đến bên nàng! Văn phải thành công, phải có thế lực và tiền. Văn phải đạp dí chữ nghèo dưới chân!
Măt trời lên cao, hơi ấm ở cổ đã trở thành nóng rát. Văn ngẩng lên. Ánh trởi chói lòa làm cho Văn không mở mắt liền được. Hướng về mặt trời, trên bãi biển không người, Văn lớn tiếng gào:
- Trời! Xin hãy giúp con! Giúp con! Giúp con!... | |
| | | BoKoNan Goldie
Tổng số bài gửi : 353 Birthday : 22/04/1996 Zodiac : Chinese zodiac : Join date : 12/12/2009 Thanks : 1 Đến từ : Oblivion
| Tiêu đề: Re: Thủy Linh Sun Dec 13, 2009 2:23 pm | |
| CHƯƠNG 3
Liên tiếp mấy ngày, Văn đọc sách hết sức dễ dàng, hết sức cố gắng và cũng hết sức thành công. Không khí và ánh mặt trời có ích cho Văn. Bà cụ làm đồ ăn đơn sơ cũng có chỗ có lợi. Văn đen rồi, mạnh lên, rắn chắc, mười phần tự tin, có thể nhìn thấy ánh sáng huy hoàng trước mắt thuộc về mình."
Đêm nay, dưới ánh đèn, Văn đọc xong một chương sách rồi ghép sách lại, quyết đi ra bãi cho thư thái một chút để tiêu trừ mệt mỏi sau những hàng chữ như cua bò trong quyển Tương Đối Luận.
Trăng trên bãi biển rất đẹp, khí nóng trọn ngày đã bị gió biển đến thổi cuốn đi hết. Đèn đánh cá rải rác đó đây là một điểm xuyết tốt nhứt trong đêm, sáng sáng tắt tắt, sắc thái dần mộng ảo làm cho đêm nhu hòa, thêm sinh động.
Văn đi dọc ven biển, không mục đích, chậm rãi bước tới từng bước. Trên bãi biển chỉ còn có một mình Văn, ánh trăng rọi dài bóng chàng trên cát.
Văn đi rất lâu trong tiếng biển đêm hiền dịu rì rào, trong ánh trăng thanh, trong làn gió mát ve muốt. Mỗi giây thần kinh trong Văn giản ra thoải mái, lòng Văn rơi vào trạng thái nghỉ ngủ.
Văn không nghĩ ngợi gì cả, thậm chí đến "nàng" Văn cũng không có nghĩ.
Cứ thế, Văn không hay không biết đi lần đến "Vọng Hà Loan", trèo lên phiến đá lớn, đứng trên cao nhìn xuống bãi cát trong eo. Thoáng chốc, Văn bị một hiện tượng dị kỳ làm cho há hốc.
Ánh trăng chiếu rất rõ trên bãi cát trong eo biển. Khác hẳn dự liẹu, trong eo không phải là không có người. Dưới ánh trăng, một bóng người toàn trắng đang vũ múa trên cát. Bóng nàng chập chờn, linh động, đầy dãy tính chất lạ lùng yêu mị!
Văn mở to mắt, ngạc nhiên đến không sao động đậy.
Chỗ kia là nơi mấy hôm trước Văn đã bắt gặp một cô gái kỳ lạ! Bây giờ, một mình nàng vũ dưới trăng, có lúc đưa tay lên không, có lúc lại chỏi tay trên cát, tóc đen của nàng khi xõa ra sau, khi oặt ra trước. Gió biển làm cho tóc nàng chấp chới, bay baỵ Trên bãi cát, bóng nàng dài ra, có lúc ngắn lại, khi in đằng trước, lúc đổ ra sau. Cảnh tượng ấy bắt Văn liên tưởng dến mấy câu thơ của Tô Đông Pha:
Khởi vũ lộng thanh cảnh
Hà tợ tại nhân gian
Văn lại nghĩ đến mấy câu của Lý Bạch:
Ngã ca nguyệt bồi hồi"
Ngã vũ ảnh linh loạn
Đứng trên cao, Văn sững sờ nhìn cảnh tượng ấy, nhìn đến xuất thần.
Cô gái vẫn tiếp tục vũ, càng vũ càng thấy cao hứng. Rõ ràng tự nàng đã đắm chìm vào hoan lạc, hoàn toàn không ngờ có khách xem. Cô vũ đến quên Văn. Văn xem cũng đến quên mình bất giác buộc miệng khen:
- Hay quá! Đầy thi tình họa ý!
Cô gái bỗng dừng bước vũ, hướng về vùng đá đã phát ra tiếng nói. Văn biết mình đã lộ hình dưới ánh trăng, hơn nữa, cũng không có cách nào ẩn núp. Do đó, Văn bước chùi theo đá đi về phía cô gái. Cô gái không rút tránh, chỉ mở to đôi mắt lạ lùng nhìn Văn không chớp.
Văn thành thật nói:
- Xin lỗi, tôi lại phá hoại nguồn vui của cô rồi.
Cô gái không trả lời, vẫn nhìn dán vào Văn. Ánh trăng chiếu rọi vào mặt nàng rất rõ. Đôi mắt đen lay láy dưới ánh trăng lóng lánh đặc biệt, phát sáng kỳ dị. Nàng vẫn mặc áo vải gai cũ, rách một lõm trên vai dể lộ đầu vai tròn chắc nịch. Phần dưới của áo quần bị sóng tạt ướt, chân không trên cát táy máy, đứng không yên.
Văn hỏi:
- Cô còn nhớ tôi không?
Nàng không đáp.
- Cô ở trong xóm nầy à?
Văn lại hỏi, vừa chỉ tay về xóm lưới xa xạ Sự im lặng của người con gái làm cho Văn cảm thấy bị khinh khi, cảm thấy mình là người khách vụt đến mà người ta không muốn tiếp.
- Thôi được. (Văn nhếch cười mình) Cô đã không thích nói chuyện thì tôi đi. Tôi thật không biết nơi nầy là khung trời của cô.
Văn quay mình, nhưng cô gái bỗng mở miệng:
- Đúng rồi, ông là người nói tiếng quốc ngữ!
Nàng nói nhỏ, dường như bây giờ mới nhớ ra Văn là ai. Văn quay phắt lại, cao hứng nói:
- Phải, cô nhớ ra rồi. Tôi họ Giang, Giang Vũ Văn. Còn cô?
Nàng cúi xuống, dùng chân nguệch ngoạc trên cát, nói gì đâu đâu:
- Tôi đang nhìn bóng tôi, tôi động, bóng cũng lay động.
- Hả?
Văn lại lạ lùng nhìn nàng. Thế nầy là thế nào? Một cô con nhà chài lưới đùa bóng giỡn trăng! Văn cau mày, nhìn nghiên cứu cô gái trước mặt.
Nàng cúi xuống, trên mặt có vẻ chú ý. Dường như đang nghĩ ngợi gì, lông mi nàng buông xuôi.
Văn hỏi nữa:
- Hôm nào cô cũng dến đây à?
Cô gái nói nhỏ:
- Nghe! Biển đang nói chuyện!
Văn lại sửng sốt. Nhìn vẻ chú ý của nàng, Văn không thể không chú ý lắng nghe. Gió biển lao xao, biển đang nước lớn, sóng vỗ ầm ĩ hơn hòa điệu với tiếng gió vi vút không trung. Đó là một lời ca, cũng là một khúc nhạc do vô số âm thanh to nhỏ hợp thành.
- A... Văn gật gù, cảm thấy lời nói của cô gái có ý nghĩa. Phải rồi, biển đang nói, nói bằng vô số ngôn ngữ từ thiên địa sơ khai cho đến bây giờ. Ai có lòng nghe biển nói chuyện? Một cô gái lam lũ con nhà chài lưới sao?
Văn nhìn dán vào nàng, nhìn gương mặt đơn thuần nét ngây thơ của một cô bé, nhìn đến mê mẩn, chập chờn."
Văn lẩm bẩm:
- Phải rồi, biển đang nói chuyện."
- Ông nghe được không? (Cô gái vụt ngẩng lên trên mặt phớt nét vui mừng khôn tả. Ánh mắt nàng bỗng nhiên sáng rực, làm cho gương mặt ngây thơ của nàng càng thêm diễm lệ). Ông cũng nghe được sao?(Nàng hỏi lại với tất cả mong đợi) Ông cũng nghe được sao?
- Phải, tôi nghe được.
Văn cả quyết trả lời, cảm nhiễm ngay sự cuồng nhiệt của cô gái:
- Biển đang nói chuyện.
- Thế... thế biển chịu nói chuyện rồi hả?
Từ mừng, nàng reo vui:
- Biển còn nói tôi hư!
- Hả? Sao? Biển nói cô?
- Biển bảo tôi hổng nên thân.
Cô gái cúi xuống, có vẻ thẹn, có vẻ buồn. Liền đó, nàng như quên bẳn, chụp nắm tay Văn. Bàn tay thon thỏn mát lạnh, ngón tay rất có sức. Làn môi mong mỏng của nàng nhếch lên, nàng cười bóng cũng cười theo. Nàng nói:
- Theo tôi!
Nàng kéo Văn đi về mỏm đá ven bãi. Văn không tự chủ dược, bước theo nàng. Thỉnh thoảng nàng quay lại mỉm cười. Ánh trăng vàng thoa thân nàng, tay nàng thêm phiêu dật, khiến cho nàng thêm hư ảo.
Văn bỗng cảm thấy buồn cười hết sức. Nàng muốn làm gì đây? Nhưng, ngoài chuyện cảm thấy buồn cười, Văn còn cảm thấy mơ hồ như đây là mộng chớ không phải thật.
Người con gái đứng vũ dưới trăng, rồi lại bảo "Biển có thể nói" thì nàng có quả ngây thơ như bề ngoài của nàng không? Nàng có phải là nữ thần của biển không? Tiên nữ hay u linh? Hay ma quỷ?
Văn nhìn nàng, tóc dài của nàng bay bay theo gió biển. Quần áo cũng lộng gió bay baỵ Ý nghĩ đây không là thật trong Văn càng nặng.
Đến bên nham thạch, nàng kéo Văn vào trong bóng đá. Văn bỗng cảm thấy ớn lạnh. Đồng thời, tước mặt là một vũng đen, cả hai đi vào một hang đá hẹp. Rõ ràng, đây là nơi nàng đã mất hú hôm nào.
Nàng nói nhỏ:
- Coi chừng!
Nàng khom mình, bước vòng qua phía phải. Đầu Văn chạm nhẹ vào đá. Chàng giựt mình phát hiện trong vách đá nầy có một hang động mà miệng hang rất nhỏ. Nếu không quan sát thì không sao phát hiện được.
Văn khom mình, chui theo nàng vào vũng đen. Ánh trăng đã bị ngăn lại ở ngoài cửa động. Ở đây, đưa tay trước mặt vẫn không thấy ngón. Vũng đen bao vây Văn, nằng nặng bao vây và hơi ướt, không khí trở nên lành lạnh.
- Đừng động đậy nha!
Cô gái lên tiếng dặn rồi buông tay Văn. Văn nghe được tiếng bước chân nàng bước đi lẹp xẹp, kế có tiếng bật diêm quẹt. Lửa nháng lên, Văn nhìn được chỗ nàng dứng tựa vách đá. Que diêm chỉ sáng một thời gian ngắn, đủ cho nàng tìm thấy đèn cầy. Nàng đốt đèn, đoạn nói với tư thế kiêu ngạo của kẻ thắng thế:
- Ông trông!
Văn nhìn bốn bên, nhứt thời ngạc nhiên ghê gớm, ngạc nhiên đến không biết phải nói gì. Dưới ánh đèn, những gì trong hang đá trông hết sức khô ráo. Điều làm Văn ngạc nhiên là màu, không biết phải lượm lặt mấy tháng mấy năm mới có. Các vỏ đồng cỡ, nho nhỏ, đều được rửa sạch, đánh sáng lóng lánh. Trên tường, ở vách đá lồi lõm, treo đầy những vật của đại dương bắt người chóng mặt. Một cây san hô trắng dẹp, một con ốc to, cá xâu vỏ kết thành rèm. Nào đã hết đâu, ở một bên vách còn có lưới cá đan bằng chỉ nylon trắng. Dưới ánh đèn chập chờn, tất cả màu sắc hiện ra một cách chờn vờn: có thứ trắng như tuyết, có thứ đỏ như ráng mây, có thứ hòng đi như điểm lóe sáng sau cùng trên không trung vừa tắt nắng. Tất cả trở thành mộng ảo rất mộng mị.
Văn nín thở, toàn thần nhìn qua tất cả, bàng hoàng cảm thấy mình như bị đưa vào hang động thần bí trong quyển "Cơ Độ Sơn Ân Cừu Ký"!
- Đẹp chớ? Tất cả là của tôi, những gì ở đây đều là của tôi.
Văn không tin lắm, hỏi lại:
- Do cô trình bày à? Do cô thâu lượm hết à?
- Phải, của tôi, do tôi cả.
Cô gái dang tay, xoay tròn như dáng điệu của ca sĩ:
- Đều là của tôi đấy, đều do tôi cả đấy.
Văn cảm khái thở dài, thành thật nói:
- Cô có nhiều làm sao!
- Lại đây! (Cô gái ngùng xoay, chụp nắm tay Văn) Nằm đây! (Cô ta nằm trước trên tấm thảm kết bằng các vỏ trơn láng, dang tay ra) Nằm đây mà nghe một lúc.
Văn nghe lời như bị thô miên, ngã mình trên mặt vỏ lành lạnh.
Cô gái nói nhỏ:
- Nghe đi! Biển đang nói, nói rất nhiều lời. Nghe đi! Biển nói không ngừng, ca không ngừng, biển chưa bao giờ biết mệt, chưa bao giờ ngưng nghỉ.
Phải rồi, từ trong hang đá vẫn có thể nghe được rõ ràng tiếng sóng rì rầm, tiếng gió rì rào. Những tiếng vẳng đưa kia, coq lúc như tiếng ca cất cao, có lúc trở thành thì thầm to nhỏ, có lúc như nghẹn ngào tức tữi. Từ ngày đến đêm, từ đêm sang ngày, tiếng nói không ngưng, tiếng nói không dứt.
Sau một lúc trầm lắng nghe, Văn ngồi dậy, trở về thực tế. Chàng nhìn mặt cô gái đang ngưng thần, một lòng một dạ lắng nghe. Chàng nói:
- Đêm đã khuya rồi.
Cô gái không nói gì, vẫn nghe.
Văn lắc vai cô ta:
- Kìa, cô không về nhà sao? Ba má cô chắc lọ Dậy đi, để tôi đưa cô về nhà.
Cô gái nghiêng mặt nhìn Văn, mở to đôi mắt ngây thơ:
- Ông nói gì?
- Về nhà. Khuya rồi, cô phải về. Trong hang quá lạnh, ngủ ở đây bịnh chết.
Cô gái mỉm cười, lắc đầu nhìn Văn, không nói gì.
- Cô có nghe tôi nói kkhông? (Văn cố chịu đựng) Về thôi!
Cô gái lại lắc đầu.
- Kìa, cô là con gái nhà ai? Họ gì? Nhà ở đâu?
Cô gái vẫn tiếp tục mỉm cười và lắc đầu.
- Thôi được...
Văn đứng lên, đi về phía cửa hang:
- Nếu không về thì tôi về. Một mình cô ở lại trong hang nhá!
Dường như không mảy may nao núng trước sự hăm dọa của Văn, cô gái vẫn mỉm cười duyên, yên lặng, thản nhiên nhìn Văn. Văn ra đến cửa hang còn quay đầu lại nhìn cô gái lạ lùng. Nàng nằm dưới ánh đèn, trên thảm vỏ, dô đơn, lặng lẽ nhưng ngọt ngào!
Văn đâm ra hoảng. Ánh đèn nầy, hang động này, thảm vỏ nầy, cả cô gái kỳ dị nầy bỗng trở thành một bức họa đặc biệt làm sao! Ai bảo cô gái ấy là người chớ? Nàng phải là một u linh từ biển vọt ra! Nàng là Thuỷ Linh!
Chập sau, cô gái vẫn không có ý rời đi, Văn không còn lòng nào chờ đợi cô ta nữa. Văn vò đầu, đi ra ngoài hang. Mặc cô! Một cô gái lạ thì có ăn nhằm gì đến Văn? Hổng cần Văn phải lo! Nhưng, ra ngoài hang rồi, Văn dừng bước lại, nghĩ là không nên bỏ mặc cô ta thế nầy. Bỏ mặc một cô gái trong hang tối tăm, không người, là một đều quá tàn nhẫn đấy!
Văn lại chịu khó quay vào, đi một mạch dến bên cô gái, cúi chụp lấy cánh tay cô ta:
- Dậy đi!
- Sao? Cô gái lạ lùng nhìn Văn
- Dậy đi, chúng ta về.
Không phản ứng, cô gái nghe lời ngồi dậy:
- Được rồi, đừng giận à nha! (Văn quát như bảo một đứa con nít) Theo tôi về xóm!
Thổi tắt đèn, Văn kéo cô gái đi ra miệng hang. Cô ta dịu dàng bước theo, không dể Văn phải khó chịu gì hết. Cứ thế cả hai đi lần về xóm lưới.
Vì không biết nhà cô gái ở đâu, Văn chỉ còn có cách đưa cô ta đến nơi chàng tạm ngụ. Nhưng cửa vừa bật mở bà lão bỗng kêu lên:
- Hải Liên!
- Hải Liên? (Văn nhướng mày hỏi tiếp) Tên cô ấy phải không? Cô, con kiếm được cô ta ở bãi biển, tốt nhứt là nhờ cô đưa dùm cô ấy về nhà để cho con gái xóm lưới không có rong chơi ngoài biển đến khuya lợ Nhờ cô đưa dùm cô ấy về nhà cô?
Bà lão nói:
- Nó... nó có nhà gì đâu!
- Sao? Không có nhà à?
Văn hết sức ngạc nhiên. Bà lão giải thích:
- Mười năm trước đây, ba nó đi đánh cá rồi không về nữa. Còn má nó thì năm năm trước đây đã bị bịnh chết rồi. Nhà nó đã bị Trương A Thổ mua đứt từ lâu. Cho nên, thiệt tình là nó không có nhà.
Văn nhăn mặt:
- Thế.. thế... bà con xóm lưới nỡ dể cho cô ấy tự sanh, tự diệt như thế này sao?
Bà lão không biết cái gì là "tự sanh tự diệt". Nhưng nhìn sắc diện của Văn đầy vẻ phẫn nộ bất bình, bà cũng hiểu ra. Bà xoa xoa tay, tỏ ý muốn nói những nguyên nhân tiềm ẩn bên trong cho rõ:
- Không phải là không ai lo cho nó. Cậu... cậu không biết nó... nó... (Bà lão liếc qua cô gái rồi lại xoa xoa tay nói tiếp) Nó vốn là một đứa hết sức thông minh. Lúc mẹ nó sanh nó ra, nằm mộng thấy một đóa hoa sen trôi trên biển cả cho nên mới đặt tên cho nó là Hải Liên. Nó đẹp ngay từ nhỏ, thông minh nữa, cả xóm đều yêu mến nó. No có học, đã học xong Tiểu học rồi đó. Nhưng tội nghiệp, năm mười hai tuổi thì nó ngã bịnh. Sau khi lành bịnh, gân cốt nó làm sao á! Cả ngày, từ sáng chí tối, nó nói lầm thầm, ca hát một mình. Thằng Hùng bảo nó bị bạch... bạch... Văn tiếp lời:
-Bạch sỉ (1. - chú thích- si là ngây ngô, khờ khạo. Bịnh Bạch si tức là bịnh làm cho các cô thẫn thờ, tối ngày lẩm bẩm, thích ngóng bên mé nước sững sờ mà tiếng nôm na của người miền Nam gọi là bịnh" mắc đàng dưới)
- Đúng rồi, Bạch si!
Bà lão nhếch mép cười, để lộ hàm răng xếu xáo:
- Người trong xóm ai cũng muốn lo cho nó. Nhưng nó cứ chạy đi hoài, thường thường người ta tìm không ra. Đợi đói nó mới tìm về kiếm ăn khiến bà con không còn cách nào khác. Chỉ đợi lúc gặp nó, có dồ ăn thì cho ăn, có quần áo thì cho mặc vậy thôi.
- A...
Văn kêu lên, cảm thấy đầu lưỡi tê dại, Chàng quay nhìn Hải Liên. Nàng vẫn đứng yên lặng kề bên, trên mặt vẫn một nụ cười ngọt, ánh mắt vẫn âu yếm nhìn chàng. Đối với lời qua tiếng lại giữa Văn và bà lão, nàng vẫn trơ ra, dường như không hiểu họ đang nói về mình.
- A... (Văn lại kêu lên rồi nói với bà lão) Thế thì con giao Hải Liên cho cô nhá! Theo con thấy thì nàng cần được chải gỡ, thay đổi y phục và... ăn một bữa cơm ngon.
Văn quay mình đi về phòng chàng, để nguyên quần áo ngã mình lên giường. Tư tưởng Văn rối bời, tâm tình lộn xộn. Chàng không cách nào phân tách được mình. Chỉ biết là có thê lương, có tội nghiệp, có sự não nùng không nói được. | |
| | | BoKoNan Goldie
Tổng số bài gửi : 353 Birthday : 22/04/1996 Zodiac : Chinese zodiac : Join date : 12/12/2009 Thanks : 1 Đến từ : Oblivion
| Tiêu đề: Re: Thủy Linh Sun Dec 13, 2009 2:24 pm | |
| CHƯƠNG 4
Sáng sớm, Văn cắp sách bước ra khỏi phòng, muốn đến một vùng vắng vẻ bên bờ biển để xem sách. Nhưng vừa ra sân, chàng bắt gặp Hải Liên. Nàng ngồi trên ghế đá bên gốc đa, nhìn con gà trống bên cây đến xuất thần.
Tóc nàng đã chải gỡ, đen mướt phủ bờ vai. Mặt nàng no no sinh lực trông rất sống động. Bà lão đã trao áo quần cho nàng thay đổi, chiếc quần có lẽ trước kia màu hồng, hoặc màu bông phấn hồng, bây giờ đã trắng trọ Áo rộng quá không vừa với Hải Liên, phùng phình trên thân nàng trông thật buồn cười. Nhưng nàng vẫn ngồi hóng nắng ban mai, dáng dấp hết sức quyến rũ.
Văn đi tới, mỉm cười dịu dàng:
- Kìa, Hải Liên!
Nàng nhanh nhẹn quay lại, đôi mắt sáng rỡ:
- Ồ, người nói quốc ngữ! (Giọng nàng đầy dẫy tươi vui tiếp) Tôi đang đợi anh đây.
Văn cau mày:
- Người nói quốc ngữ? Cách gọi không hay chút nào. Nên gọi là Giang Vũ Văn, Giang Vũ Văn, nhớ không? Tôi đã nói với cô mấy lần rồi.
Hải Liên nhìn Văn rồi cười, nụ cười như vóc được trong tay.
- Giang Vũ Văn, nhớ không? Nói lại một lần tôi nghe thử.
Nàng bập bẹ như đứa trẻ mới học nói:
- Giang... Vũ... Văn!
- Đúng rồi.
Văn mỉm cười, ôm sách về phía trước ngực, gật đầu khuyến khích nàng. Bạch sỉ Ai bảo cô gái nầy mắc bệnh đàng dưới? Nàng không đần độn đâu.
Văn quay mình toan đi. Theo chương trình nhứt định hôm nay chàng phải đọc cho xong chương "Hóa Tử Lực Học" và phải thuộc hết các công thức. Không màng đến Hải Liên, chàng đi ra cửa ngoài. Nhưng Văn mới bước được đôi ba bước ra thì nghe có tiếng gọi từ đàng sau:
- Khoan khoan, người nói quốc ngữ! Đợi chút!
Cũng lại "người nói quốc ngữ"! Văn dừng chân, ngoái lại nhìn, vừa lúc Hải Liên chạy tới cười hỉ hả đứng trước mặt chàng. Nàng hỏi với tất cả mong mỏi:
- Đi về động không?
Văn nhướng mày, muốn cự tuyệt cô gái ngây thơ này nhưng dường như không từ chối được. Vọng Hà Loan lại là nơi đọc sách tốt.
- Cũng được. Đi đi! Văn mỉm cười gật đầu với Hải Liên. Do dó, cả hai đến Vọng Hà Loan.
Ngồi trên bãi cát trắng, Văn nhìn mặt trời nhô cao, nghe tiếng sóng biển rì rào, nhất thời chàng không có lòng mở sách ra đọc. Hải Liên đi dọc theo mé nước lấp xấp, lượm vỏ sò vỏ ốc như một đứa con nít. Túi quần túi áo nàng đầy vỏ, vỏ nguyên hay vỏ bể, nàng cũng đều lượm cho vào túi. Lưng lom khom, tóc dài của nàng xõa rũ che khuất mặt nàng. Gió lùa hất tóc bay baỵ Thỉnh thoảng nàng ngoái nhìn, cười yêu kiều với Văn. Đôi mắt sáng long lanh bị tóc xõa che quá nửa trông thật là ảo diệu.
Văn không sao đừng cười với nàng, trong lòng cảm thấy ấm áp khôn tả.
Chập sau nàng đứng thẳng lưng, chạy a lại Văn. Qùy xổm trước Văn, nàng đổ hết các vỏ bọc trong túi áo ra cát. Quả là một đống nhiều màu sắc, nhiều cỡ, nhiều hình thức. Hải Liên cười nói:
- Anh coi!
Văn lượm một vỏ đỏ nhạt, phủi cát trên mặt rồi để vỏ trong lòng bàn taỵ Vỏ nhỏ lắc lư trong tay chàng. Bên tong vỏ hãy còn kẹt đọng nước biển, loáng ánh thái dương lóng lánh. Văn lắc lắc tay mình để cho vỏ trong tay chuyển động. Hải Liên quỳ xổm một bên, nhìn vỏ ốc trong tay Văn với tất cả lòng thành. Nàng nói nhỏ:
- Đây là con của biển.
- Hả? Văn ngạc nhiên nhìn nàng.
- Con của biển, (Hải Liên lập lại, vốc một đống vỏ, nói tiếp) Biển có rất nhiều con, nhiều lắm! Con biển trôi nổi, lạc loài đến bãi cát rồi không về nữa. Con biển bị mặt trời đốt chết trăm trăm ngàn ngàn như thế này... Giọng nàng có phần run rẩy. Nàng lại vốc vỏ vào tay, nhìn vỏ thẫn thờ. Văn lạ lùng nhìn nàng, càng lạ lùng hơn khi thấy đôi mắt nàng nhòa nước mắt.
Hải Liên sao lại có thể như các cô trong truyện kể nhi đồng? Hải Liên thở dài tiếp:
- Ngày ngày tôi tìm các con của biển, cho chúng một mái nhà. Chúng đẹp lắm phải không?
- Phải.
Hải Liên ngồi bên cạnh Văn, nhìn ra biển cả, mắt mơ màng:
- Tôi cứ thường nhìn biển thế này. Có khi biển rất hiền hòa, rất yên tịnh, yên tịnh đến tôi muốn nằm trên mặt biển ngủ saỵ Có lúc biển rất hung dữ, rất gớm ghê... Như đêm biển đã cuốn đưa ba tôi về nơi vô định... - Ba?
Văn nhìn dán vào Hải Liên. Thế này thì không phải nàng không có tư tưởng và ký ức.
- Cô còn nhớ được ba cô sao?
- Phải.
Hải Liên rước đáp, cúi gầm đọc nhỏ một bài học ở cấp bậc tiểu học:
- Trời đen làm sao!
Gió lớn làm sao!
Ba đi bắt cá,
Vì đâu không về?
Đọc xong, nàng gục đầu trên gối nức nở. Dường như theo bản năng, Văn bỗng ôm choàng nàng, kéo đặt đầu nàng áp vào ngực chàng. Văn vỗ vỗ lưng nàng, thủ thỉ an ủi:
- Hải Liên! Tội nghiệp cho Hải Liên! Đừng khóc nữa. Để tôi kể chuyện đời xưa cho Hải Liên nghe.
Hải Liên úp mặt vào ngực Văn, khóc rấm rức, tiếng khóc nho nhỏ. Người nàng trong tay Văn run run dường như nàng là một cô bé đang buồn tủi. Dáng vẻ ấy đáng thương làm sao! Nhưng vừa nghe Văn nói thì nàng lại ngả đầu ra, nước mắt vẫn còn nhòa mặt và má mà nàng lại hỏi giọng tỉnh bơ như con nít:
- Chuyện đời xưa gì?
- Nào, ngồi lại đàng hoàng đi, tôi sẽ kể cho Hải Liên nghe.
Văn dìu nàng ngồi kế bên mình, đặt tay lên vai nàng, kể:
- Ngày xưa, biển có một cô con gái... (Văn nhìn ra biển thuận miệng tạo chuyện) Cô gái hết sức mỹ lệ, nàng thường có ảo tưởng được biến thành đủ thứ hình thái: một con cá nhỏ, một tiểu hải linh, một con cua hoặc gì gì đó. Nàng muốn dong chơi khắp nơi trong nước. Có lúc nàng lại muốn biến thành một hạt nước đẹp nổi trên mặt nước để nhìn xem người trên luc địa đang làm gì? Nàng nhìn thấy quần áo của người ở đất liền, thấy họ chạy đi chạy lại, có cười, có làm ầm, có ca hát. Nàng cảm thấy thú vị hết sức. Rồi nàng lại nghĩ, giá nàng có thể biến thành người thì hay biết bao nhiêu!
Cứ thế cho đến một hôm nàng trở thành một hạt châu nước nổi trên mặt biển, bị vợ chồng người đánh cá nhìn thấy. Hôm ấy là hôm đầy trời ráng mây chiều ửng đỏ, ráng mây loáng đỏ hạt châu giống như một đóa hoa sen. Vợ người đánh cá kêu nói:
- Hoa sen đẹp quá!
Vợ người đánh cá đưa tay vốc hạt châu nước, con gái của biển thừa cơ hội ấy chui vào lòng bà ta để thành con gái bà ta.
Vợ người đánh cá sanh được một bé gái đẹp vô cùng, đặt tên cho là Hải Liên.
Hải Liên mở to mắt nhìn dán vào Văn không chớp. Nghe đến đây, dường như nàng chợt hiểu ra, khóe miệng cười e thẹn. Nước mắt nàng đã khô rồi. Văn bật dậy cười nói:
- Nào, chúng ta đem hết các vỏ này vào động đá đi.
Hải Liên vui vẻ đứng lên, lấy áo làm bọc bọc các vỏ rồi cùng Giang vũ Văn hết sức phấn khởi đi vào thạch động. Cả hai đốt đèn sáp, cẩn thận chà các vỏ láng bóng rồi đặt khảm chúng vào đất. Mặt Hải Liên sáng rỡ, mắt Hải Liên sáng rỡ một niềm sung sướng vô biên luân chuyển khắp mặt nàng, long lanh ngập mắt nàng. | |
| | | BoKoNan Goldie
Tổng số bài gửi : 353 Birthday : 22/04/1996 Zodiac : Chinese zodiac : Join date : 12/12/2009 Thanks : 1 Đến từ : Oblivion
| Tiêu đề: Re: Thủy Linh Sun Dec 13, 2009 2:25 pm | |
| CHƯƠNG 5
Bao ngày trôi qua bên bờ biển vời mặt trời hết lặn rồi mọc, hết mọc rồi lặn.
Văn bỗng lạ lùng phát hiện Hải Liên đã trở thành cái bóng của chàng. Bất luận chàng đi đâu Hải Liên cũng theo chàng như bóng với hình. Lúc Văn vùi đầu vào sách, lúc chàng chuyên tâm học thật thiết nhứt thì Hải Liên lặng lẽ kiểm điểm các vỏ ốc vỏ sò. Lúc chàng buông sách thì nàng lại sung sướng nói cho chàng nghe bí mật của biển.
Văn đã cùng Hải Liên tiêu pha khá nhiều thời gian một cách không ý thức. Trên bãi cát, bên nham thạch, trong thạch động, dưới ánh đèn sáp, Văn nhận ra mình rất thích nghe nàng nói. Những lời nói dường như rất ấu trĩ, lại dường như rất sâu xạ Văn bị cuốn hút theo những lời nói ấy. Lạ lùng chưa, chàng bị đưa vào sự trầm tư mông lung.
Có một lần, cả hai cùng ngồi ở Vọng Hà Loan nhìn mặt trời lặn, Hải Liên bỗng nói:
- Biển lạ lùng làm sao!
Văn hỏi lại:
- Sao?
- Anh xem, người trong thôn đều nhờ biển mà sống, họ đánh cá, đánh mãi không hết cá của biển. Biển tạo ra cá, tạo ra rất nhiều giống, cá nè, cua nè, ốc nè... Chúng ta nhờ biển mà sống. Nhưng có một hôm, biển nổi giận đánh đắm thuyền lưới, cuốn trôi người này... Biển, ôi biển mới lạ lùng làm sao! Văn sửng sốt. Đúng biển tạo ra sinh, dưỡng nuôi cuộc sống rồi cũng chính biển ngậm nuốt cuộc sống. Biển rất kiên cường, cũng rất yếu mềm. Biển rất mỹ lệ nhưng cũng rất hung hãn... Văn nhìn biển cả, mơ hồ, nghi hoặc. Rồi chàng lại quay nhìn Hải Liên, hỏi:
- Hải Liên thích biển không?
Hải Liên đáp không một chút do dự:
- Thích!
- Tại sao?
- Tại vì biển... biển lớn quá!
Hải Liên dang tay làm cỡ so sánh, ánh mắt loang loáng vẻ sùng bái, nhìn về mặt biển mù khơi không bến không bờ. Nàng tiếp:
- Biển có thể nói chuyện, có thể hát ca, biết giận, biết gầm, biết réo gọi, biết gây náo động ghê gớm... Ôi biển lớn quá!
Nàng dùng chữ đơn thuần, không một chút nghĩ ngợi, cũng không một chút uốn nắn, trau chuốt. Nhưng Văn cảm thấy chữ "lớn" nàng dùng bao hàm cả một sức mạnh, một quyền uy, một vật thể mà thường nhơn không thể khống chế, không thể kháng cự và cũng không thể đo lường được.
Những lời nói: hát ca, biết giận, biết gầm... không phải là không có ý chỉ sự chân thật của biển. Đúng vậy, biển là chân thật, không một chút màu mè. Biển đẹp tự nhiên, dịu dàng tự nhiên, hung hãn cũng tự nhiên nốt. Có ai thật lòng nghiên cứu biển chăng? Có ai thật sự hiểu rõ biển không?
Văn nhìn rót vào Hải Liên, dưới ráng mây chiều nhạt nhòa lúc mặt trời lặn. Mặt nàng không một chút công phu trang điểm vẫn có sắc thái quyến rũ vô cùng. Da nàng trắng đỏ hồng hào, mắt nàng long lanh trong suốt, bắp thịt nàng rắn chắc... Văn nhìn nàng không chớp, lẩm bẩm:
- Nàng là ai? có phải nàng là con gái của biển không? Có phải nàng là kết tinh của trời đất, nước không? Tại sao ở nàng có sự kỳ lạ đến thế nầy? Có sự phát hiện quý giá mãi mãi thế nầy? Ai bảo nàng là cô gái mắc bịnh đàng dưới? Có phải toàn thân nàng đầy dẫy linh khí thì một người tầm thường không thể hiểu được nàng không?
Văn mơ màng nghĩ thêm: Nói một người mắc bịnh đàng dưới có phải là để nói người đó không ai hiểu được? Người mắc bịnh đàng dưới tự họ có dòm trời riêng của họ, có thể là vòm trời ấy đẹp đến lạ lùng. Hổng biết chừng một người mắc bịnh đàng dưới lại là một người thông minh thật sự!
Cứ thế, Văn tiêu pha ngày giờ bên ven biển. Hải Liên chiếm một phần thật lớn ngày giờ của chàng. Về đêm, Hải Liên cũng bắt đầu theo Văn về nhà của Lý Chánh Hùng. Đến bà cô của Hùng cũng lấy làm lạ nói:
- Hình như Hải Liên dần dần bình phục rồi đó! Cậu Văn, cậu làm cách nào trị được bịnh của Hải Liên?
Văn cười lạc giọng, Hải Liên lại cần đến thuốc trị sao? Nói cách khác, kẻ cần trị thuốc là Văn mà Hải Liên mới đúng là bác sĩ. Bỡi chưa bao giờ Văn có được cõi lòng thanh tịnh, yên ổn như mấy ngày qua.
- o O o -
Đến ven biển sang tuần thứ ba, Văn bỗng nhận được một phong thư do Lý Chánh Hùng ở thành chuyển giao về. Thoáng thấy nét chữ ngoài phong bì, tim Văn bỗng đập mạnh, máu chừng sôi sục.
Đúng là nàng! Nàng là một người con gái đã chạy xa tìm lấy hoan lạc nơi một thành phố khác!
Văn gấp đến không kịp mở thơ cho đàng hoàng, một tấm hình bốn sáu rớt ra. Văn cúi lượm hình, hình người gái đứng cười răng trắng nõn, mặt tươi đẹp... Đúng nàng là người mà chàng không một giây phút nào quên được. Văn thở hổn hển, nhắm mắt, đưa hình lên môi hôn dài. Bấy giờ chàng mới xem nội dung thơ.
Thơ viết:
... Nghe nói anh cũng chuẩn bị đến nơi nầy, em mừng quá! Nơi đây có sự thụ hưởng phồn hoa vật chất mà anh không ngờ dược, anh hãy tiếp tục cố gắng đi, tìm kiếm đi! Nếu anh có thể đến nơi này để kiến lập cho em một tổ ấm êm, thì em sẽ đợi... Văn vứt thư, mừng như điên xoay vòng tròn khắp phòng, đoạn nâng hình lên hôn lấy hôn để với mắt nhòa lệ. Trải qua phút mừng điên tưởng chừng như bay bổng, Văn bình tĩnh lại, tính ngày mới hay chỉ còn một tháng nữa là tới kỳ thi du học rồi. Văn không sao đừng tiếc rẻ thời gian đã hoang phí với Hải Liên. Trải giấy ra, nhưng Văn không có cách nào viết thơ trả lời cho nàng được.
Có tiếng gõ cửa, rồi tiếng của người ở ngoài cửa hỏi vọng vào:
- Đi biển không? Đi lượm vỏ! Hải Liên niển đầu, nét mặt mong mỏi một cách ngây thơ.
- Ồ, không, hôm nay không đi.
Văn vừa nói vừa đi ra cửa, đẩy nhẹ Hải Liên:
- Bây giờ tôi cần viết thơ, đừng làm phiền tôi có được không? Văn nói ôn hòa rồi đóng chặt cửa lại.
Ba giờ sau, lúc Văn cầm thư đi ra, thấy ngay Hải Lên đang ngồi thẫn thờ ở ngạch cửa, hai tay bợ cằm. Văn giựt mình hỏi:
- Sao, Hải Liên? Cô vẫn ngồi luôn đây à?
- Tôi đợi anh.
Hải Liên đứng dậy, vẫn với nụ cười chào đón nói tiếp:
- Bây giờ đi biển không? Đi lượm vỏ!
Văn cau mày:
- Không Hải Liên, hôm nay tôi không đi biển. Có nhiều việc tôi phải làm lắm. Cô đi chơi một mình đi! (Văn nhấn mạnh) Từ rày, tôi cũng không thể ngày ngày đi theo cô nữa. Tôi có việc của tôi, tương lai của tôi. Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ rời khỏi nơi nầy. Và sau đó chắc cũng sẽ không trở lại... (Văn ngừng một chút tiếp) Hiểu không, Hải Liên?
Hải Liên nhìn Văn bằng đôi mắt thản nhiên, ngây thợ Văn không làm sao hơn được nhếch cười:
- Không hiểu à? Thôi được rồi, đi đi Hải Liên! Cô tự mình đi chơi đi, Hải Liên!
Văn gởi thư xong quay về, chàng bỗng phát hiện Hải Liên vẫn còn đứng nơi cửa phòng chàng. Mặt nàng có vẻ thẫn thờ, thần sắc rã rời. Nhưng vừa thoáng thấy Văn, mặt nàng lập tức sáng rỡ, đôi mắt cũng sáng rỡ. Nàng hơi nghiêng đầu, nụ cười như vốc được vào tay.
- Đi biển không? Đi lượm vỏ!
- Kìa Hải Liên, sao cô cứ mè nheo mãi?
Văn hết chịu đựng được phải nói thế, song ngữ điệu không có vẻ trách móc. Bởi vì với Hải Liên ngây thơ như thế nầy khó ai đành tâm trách được. Văn tiếp:
- Đã nói với cô rồi, hôm nay tôi không đi biển được. Tôi cần phải học một chút. Chẳng bao lâu đây, tôi phải đi rồi, biết không Hải Liên? Cô không nên theo tôi mãi như thế này.
Hải Liên nhìn Văn lạ lùng cách ngây thơ.
- Thôi được rồi, đi đi Hải Liên!
Văn vỗ vỗ vai Hải Liên rồi đi vào phòng một mình, đóng cửa lại. Văn ở trong phòng đến tối mịt mới bước ra. Song vẫn lại nhìn thấy Hải Liên ngồi trước cửa phòng chàng như cũ. Văn ngạc nhiên quá độ và cũng không biết làm sao cho phải. Hơn nữa, cô gái như có vẻ co ro nhìn chàng. Không còn nụ cười ngây thơ, cũng không còn nụ cười đáng vốc vào tay, Hải Liên có vẻ lấm lét nói:
- Đi biển không? Đi lượm vỏ!
Bấy giờ lòng Văn bỗng xúc động mãnh liệt. Nhứt thời, chàng cảm thấy không đành. Cảm động và áy náy đạp vã vào Văn. Để che giấu cảm tình phức tạp đó, Văn ý tằng hắng nói kháy:
- Kìa, cái cô bé ngày ngoan cố quá! Thôi được rồi, tôi chịu thuạ (Văn chụp nắm tay Hải Liên) Đi đi! Chúng ta ra bãi, đi lượm vỏ.
Hải Liên reo mừng nhảy dựng, tỏ ra sung sướng vô cùng. Niềm vui của nàng làm cho Văn đầy chua xót. Cả hai chạy tuôn ra bãi biển, tay kéo tay chạy dọc theo ven bãi, chạy mãi cho đến Vọng Hà Loan là vùng trời riêng của cả hai.
Trăng rất đẹp, eo biển vẳng lặng như hằng ngày.
Hai tay Văn nắm hai tay Hải Liên, cả hai cùng cười, cùng kêu hú, cùng xoay vòng nơi eo biển.
Hải Liên cười không ngừng, cười như một đứa con nít. Cái cười của nàng chuyển lây sang Văn. Chàng cũng cười, xoay vòng, xoay vòng, xoay vòng... Xoay cho đến lúc cả hai cùng chóng mặt ngã nhoài trên bãi cát. Hải Liên vẫn cười, vừa cười vừa thở, tóc mịn như tơ của nàng xòa phủ mặt. văn nằm trên cát ngửa mặt nhìn nàng, nhìn đôi mắt sáng rỡ, đôi môi run run... Rồi không hiểu sao đầu chàng kê lại gần nàng, môi áp chặt môi.
Bỗng nhiên, Văn giật nảy nhảy nhỏm. Chàng đã phát hiện tay nàng bấu chặt vào cổ chàng, thân nàng lại mềm như bông. Văn cố hết sức vùng vẫy mới gỡ được tay nàng, đứng dậy thở hổn hển. Chàng tự trách:
-Thế nầy là thế nào? Mình điên rồi chăng? Sao mình lại mất hết cả lý trí? Sao mình có thể thế này?
Hải Liên vẫn nằm trên cát, tứ chi mềm nhũn, chân soạc dài ra, trên mặt phát ra tia sáng kỳ dị. Mắt nàng nửa nhắm nửa mở nhìn Văn, toàn thân nàng đầy dẫy nét đẹp sơ khai đầy nữ tánh và quyến rũ.
-Thuỷ Linh! (Văn lẩm bẩm tiếp) Ngươi là loài sứa biển mang tên Hải Liên để dụ dỗ ta!
Đẩy Hải Liên ra, Văn chạy xải về nhà... Bị trợt đá Văn vẫn chạy không quay đầu lại. Chàng chạy một mạch vào phòng chàng, đóng chặt cữa lại, thu xếp ngay đồ đạc. Văn đặt tấm hình trên giường, tự chàng quỳ xuống, không ngừng lẩm bẩm:
- Tha thứ cho anh! Tha thứ cho anh! Tha thứ cho anh!
Chàng quyết định ngay trong đêm là phải rời khỏi nơi nầy gấp để tránh một lầm lỗi nghiêm trọng. Sáng hôm sau, trời chưa sáng tỏ, Văn sẽ lén ra đi. Trước khi đi chàng không gặp Hải Liên mà chàng cho là Thủy Linh hóa thành! | |
| | | BoKoNan Goldie
Tổng số bài gửi : 353 Birthday : 22/04/1996 Zodiac : Chinese zodiac : Join date : 12/12/2009 Thanks : 1 Đến từ : Oblivion
| Tiêu đề: Re: Thủy Linh Sun Dec 13, 2009 2:26 pm | |
| CHƯƠNG 6
Quay lại đô thị, Giang Vũ Văn nhìn thấy được ngay đám người huyên náo và xe cộ đan như mắc cửi, như định nuốt trửng chàng. Văn nhận ra số người bộ hành vội vội vàng vàng kia, số xe lao đi vun vút kia, những ánh đèn đủ màu sắc rạng rỡ kia và những tiệm quán với những rèm cửa sổ xanh xanh đỏ đỏ kia đối với chàng thật hết sức xa lạ. Không chỉ xa lạ thôi mà nó còn làm cho lòng người hoang mang, lo lắng và xốn xang nữa. Sánh với những ngày xem mặt trời mọc và mặt trời lặn, sánh với ánh đèn như phủ và sao đầy trời xa cách biết bao nhiêu! Xa đến Văn không có cách nào chịu đựng nổi hay quen dần được. Văn như một người đi dường chạy trốn cái gì, tìm cái gì không đuổi bắt được, bâng quơ lo sợ cho chính mình bị chôn vùi.
Liên tiếp mấy ngày, cảm giác hoang mang đó không giảm mà lại tăng. Ngoài cảm giác đó, Văn còn có thứ cảm giác bất an và như đã đánh mất cái gì.
Văn nhận ra mình còn cách nào đọc sách được, làm việc được, ăn uống được và ngủ nghê được. Hơn nữa, cảm giác sau cùng cho thấy là Văn cũng không sống được nữa.
Nhắm mắt lại, Văn nhìn thấy mặt trời lặn trên biển cả hoàng hôn. Mở mắt ra, Văn nhìn thấy biển cả với mặt trời nhô lên và bình minh rạng rỡ. Bên tay Văn cả ngày cứ nghe tiếng gió biển, tiếng sóng biển ầm ĩ hay rạt rào. Trong đầu óc Văn xuất hiện chồng chồng lớp lớp nào bãi biển, nào hang đá, nào các vỏ sò vỏ ốc. Văn vùng vẫy không thoát ra được không khí biển cả,không làm sao đừng sôi sục nghĩ tới biển cả.
Văn nhìn gì cũng không thuận mắt, nghe gì cũng chẳng thuận tai. Ngày lẫn đêm, tam thần chàng như hốt hoảng, cứ thấy mãi tình cảnh bên bờ biển, nghe mãi tiếng sóng gào. Còn có cả bãi cát bên trong, còn có cả bóng người xoay tròn vũ múa như thần linh trên bãi cát... Văn lẩm bẩm:
- Thủy Linh! Nàng là Thủy Linh! Nàng có ma lực quyến rũ và trói buộc như ma gia sứa biển!
Văn lắc đầu tự cưỡng bức mình không nên nghĩ đến chuyện ấy nữa. Chàng mở quyển "Tương Đối Luận", mở quyển "Hoa Tử Lực Cử", mở quyển "Cố Thái Vật Lý"... Mở hết quyển nầy sang quyển kia, Văn tự bắt buộc mình tập trung tinh thần xem sách. Nhưng vô ích. Chữ nghĩa trong sách vở trở thành sâu xa, khó hiểu hết sức. Những công thức kia cũng không làm sao nuốt được cho trôi, Văn hoàn toàn không cò cách nào tập trung được.
Văn giận dữ đứng bật dậy đi qua di lại khắp phòng với bước nện mạnh. Sau cùng chàng lấy hình "nàng" ra, đặt lộng trong khuôn kiến rồi để trước mặt mình. Văn nhìn hình, giận nói với chính mình:
- Xem đi! Giang Vũ Văn, đây là cô gái mà mầy nằm mộng đang đợi mầy đi kiến tạo một tổ ấm cho nàng! Nỗ lực đi! Học đi! Lo kiến tạo tương lai và sự nghiệp đi! Đừng để đầu óc mê mê muội muội nữa.
Nhưng hình nàng đã mất đi sức động viên, mức quyến rũ. Văn nhìn rót vào hình, cảm thấy ở hình như có gì không ổn. Sau cùng chàng nhận ra gương mặt trong khuôn kiếng không phải là "nàng". Mà là đôi mắt mở to ngây thợ Mà là Hải Liên đang lặng lẽ nhìn rót lại chàng.
Văn nghĩ:
- Ta điên rồi! Ta thật sự bị trúng ma thuật rồi!
Đẩy hình ra, Văn gúc xuống bàn, hai tay ôm chặt lấy đầu.
Lý Chánh Hùng đối với việc Văn đột ngột quay về không một chút lạ lùng. Hùng cười nói với Văn:
- Tôi biết là anh không thể ở biển lâu được. Anh không thể nào chịu đựng được xóm lưới cằn cỗi, tịch mịch và đơn điệu.
- Cằn cỗi! Tịch mịch! Đơn diệu! Ai bảo xóm lưới cằn cỗi, tịch mịch và đơn điệu? (Văn say sưa tiếp) Ở đó anh không thể nào cảm thấy cằn cổi, tịch mịch mà đơn điệu. Mặt trời nhô lên rồi mặt trời lặn xuống, sóng bủa cao rồi sóng lăn tăn, bờ biển có những cảnh tượng không bao giờ anh xem hết được. Đêm đêm biển sẽ nói chuyện với anh, ca hát cho anh nghe. Và biển sẽ kể chuyện đời xưa cho anh ngủ. Những đứa con trai của biển - tôi muốn chỉ những cỏ ốc - Anh có thể lượm về trình bày thành một mái nhà. Những đứa con gái của biển đã trở thành vỏ sò.
- Anh nói gì thế?
Hùng ngạc nhiên nhìn Văn, hỏi thêm:
- Anh mê biển rồi chăng? Anh nói chuyện như mắc đàng bố, như mắc đàng dưới.
Như mắc đàng dưới? Toàn thân Văn chấn động. Câu Hùng nói như nhắc nhở Văn điều gì. Chàng nhận ra mình dùng lời lẻ của Hải Liên và tự nhiên suy nghĩ như nàng.
- Bịnh mắc đàng dưới cũng truyền nhiễm nữa à?
Văn mở mắt trừng trừng nhìn ra ngoài sân, chập sau mới nói nhỏ:
- Có thể tôi mắc bịnh đàng dưới, bởi vì thế giới của người mắc bịnh đàng dưới tương đối đẹp!
- Tôi không hiểu anh muốn nói gì?
- Không hiể à? (Văn nhếch cười, lòng chợt thấy thê lương) Nhưng có một người hiểu, có một tiểu tinh linh bên bờ biển hiểu. Nàng là con gái của biển, là thủy long, là Thuỷ Linh, nàng hiểu.
Đêm đến, Văn trăn trở mãi không ngủ được. Chàng không ngừng nghĩ tới Hải Liên và đôi mắt ngây thơ chân thật của nàng như nhìn mãi voà chàng. Nụ cười của àng thật là nụ cười đáng vóc trong tay:
- Đi biển không? Đi lượm vỏ!
Văn trở mình, Hải Liên vẫn nói:
- Đi biển không? Đi lượm vỏ!
Văn chôn mặt xuống gối, Hải Liên vẫn tiếp tục nói:
- Đi biển không? Đi lượm vỏ!
Văn bực quá, ngồi ngay dậy, không dằn được tiếng thét:
- Hải Liên!
Tiếng hô hoán vang ra rồi, Văn mới ngạc nhiên ngậm miệng. Chàng dùng hai tay ôm bó gối kiểu ngồi khoanh tay rế, ngồi thừ mãi cho đến khi trời sáng. Trong lòng chàng có một cài gì tắt nghẹn không nói được. Có một tình cảm gì chua chát, bao quanh bằng lớp lớp nhớ thương và loáng thoáng não nùng.
- Có trở lại biển không? Có trở lại biển không? Có trở lại biển không? Ý niệm trở về biển suốt ngày lảng vảng trong đầu óc Văn.
Biển... Ở biển như có một sức lực réo gọi kinh hồn. Tiếng nầy rồi tiếng khác, tiếng gọi càng lúc càng lớn hơn, mạnh hơn, thúc giục hơn. Nhưng Văn vẫn cố vẫy vùng, cố kháng cự, cố co rút. Chàng ôm tấm hình trên bàn dặt áp vào ngực mình, cố ý dùng cách đó để chống lại sự réo gọi của biển.
Chàng nói với người con gái trong hình:
- Hãy cứu anh! Cứu anh! Cứu anh!
Vào buổi chiều, chàng nhận được thư nàng một thành thị xa gởi lại. Mở thư ra xem, từ tờ thơ màu hồng phấn thoang thoảng mùi nước hoa thượng hảo hạng của Pháp. Và nét chữ chỉnh tề cứng rắn của nàng:
... Nếu anh thi được du học Mỹ quốc, hổng biết chừng tháng chín anh có thể đi rồi. Em rất sung sướng được đón tiếp anh. Em bây giờ sống rất thỏa thích, thường cùng một số bè bạn đến khiêu vũ tại các vũ trường. Có anh đến, chúng ta có thể nhập bọn, để vui chơi... À này, lúc sang anh nhớ mang giúp cho em một viên kim cương, cần là thật lớn. Bởi kim cương của Đài Loan tương đối có giá ở mảnh dất nầy. Đồng thời cũng xin anh nhớ cho, điều đó không có không có nghĩa là em đồng ý gả mình cho anh. Em còn muốn vui chơi thêm vài năm nữa, hưởng thụ thêm vài năm nữa. Anh có đồng ý chờ em không?... Tờ thư từ tay Văn chạy chùi xuống nền. Chàng đứng lặng rất lâu. Dần dần, dần dần, chàng bỗng có cảm giác đau thương với mẻ. Huyết quản trong chàng chừng như ran vỡ Nghe được mùi nước hoa thượng hảo hạng của Pháp chừng như trở thành mùi vị mằn mặn của nước biển. Rồi bỗng nhiên, trong mịt mờ tê dại đó, trong lòng u ẩn của chàng như sáng hẳn ra. Trước mặt chàng là một vùng nước sáng bạc mênh mông, trong lòng chàng, một niềm vui tưng bừng nhảy múa, trong máu chàng, một nhiệt tình bừng bừng trôi chảy.
- Giải thoát rồi! (Chàng buột miệng kêu lên) Giải thoát rồi!
Lạ lùng và mừng vui cao độ, chàng lại thét:
- Giải thoát rồi!
Lòng Văn từ bao năm qua như bị khóa chặt nhốt cứng, giờ phút nầy bỗng nhiên được giải thoát. Chàng chạy khỏi nhà, nhảy tưng tưng xoay vòng vòng, ca ầm lên. Từng tế bào trong thân thể chàng gần như rỉ máu thành tiếng:
- Hải Liên! Hải Liên! Hải Liên!
Chàng chạy một mạch đến chỗ Lý Chánh Hùng với niềm vui chính mình cũng không sao hiểu được. Chàng móc ra tất cả tiền bạc đã chuẩn bị từ lâu nhằm làm phí dụng xuất ngoại, chàng nói không kịp thở:
- Bấy nhiêu có đủ để mua cái nhà cây ngoài ven biển của anh không?
- Anh điên rồi! (Chánh Hùng bực mình) Anh mua cái nhà xiêu vẹo đó làm gì? Anh biết rõ nó không đáng một xu mà!
- Nhưng đó là hoàng cung!
Giang Vũ Văn bật cười, tiếng cười đầy niềm sung sướng:
- Tòa nhà ấy sẽ để dành cho con gái của biển và một vị phò mã chuẩn bị tiến cung!
- Anh nói gì? Anh đã mắc bịnh đàng dưới rồi à?
- Phải. (Giang Vũ Văn cười càng to, càng sung sướng) Tôi mắc bịnh đàng dưới, đáng tiếc là mãi đến hôm nay tôi mới biết mình mắc bệnh đàng dước. Thế nên tôi phải tìm người đồng bịnh như tôi!
Văn lại cười, vừa cười vừa chạy ra khỏi nhà. Lý Chánh Hùng đuổi theo, gắt:
- Ơ, anh đi đâu đó?
- Đi về biển!
- Bao giờ anh trở lại?
- Sẽ không bao giờ cả.
- Thế thì anh không nghỉ dến việc dự thi du học sao? Còn nàng của anh?
- Nàng của tôi ở ven biển.
Văn đứng lại, nhếch cười, nụ cười lần nầy đẹp vô cùng, thật đáng vốc trong tay:
- Nàng đã đợi tôi, đang đợi tôi về đưa nàng đi hứng gió. Ít ra, đó cũng là một thứ khung trời của nàng. Nàng không cần tôi đâu. Nàng có biết bao thứ vỏ vây quanh, trở thành những kim ngân châu báu. Với nàng, đó là vật chất phù hoa, đó là những hạt kim cương.
Văn đi rồi, đi không một ngoái nhìn lại! Ngay trong đêm ấy chàng về đến xóm lưới ven biển, về căn nhà gỗ nhỏ.
Chụp lấy tay bà cô đầy lạ lùng mừng rỡ, Văn gấp rút hỏi:
- Hải Liên đâu?
- Nó đi rồi.
Bà cụ nói tiếp:
- Cậu đi mấy hôm, thì nó ngồi chết rũ ở đây trước phòng cậu liên tiếp mấy hôm. Ngồi lì không một nhích động. Sau cùng nó bỏ chạy đi, không hiểu là chạy đi đâu. Có đến ba hôm rồi tôi không thấy mặt nó.
Giang Vũ Văn bỏ mặc bà cô, xoay mình chạy như điên về phía bờ biển. Chàng biết nơi nàng ở nên cứ cắm đầu chạy không màng tất cả. Chàng chạy dọc theo bờ biển vừa chạy vừa réo gọi:
- Hải Liên!
- Hải Liên!
- Hải Liên
Văn chạy một mạch đến Vọng Hà Loan, bò lên nham thạch, vẫn không ngừng réo gọi:
- Hải Liên! Hải Liên! Hải Liên!
Sau cùng, chàng nhìn thấy Hải Liên rồi. Nàng đang bò, đang gượng gạo bò chui ra khỏi hang đá hẹp, khổ sở ngẩng mặt nhìn chàng. Cơn đói lả đã biến nàng thành suy nhược, nàng đứng lên ngã xuống mấy lần. Ngã xuống rồi vẫn đứng lên mặc dầu đứng lên rồi vẫn ngã xuống! Giang Vũ Văn nhoài mình trên nham thạch, gấp rút chạy về hướng nàng.
Nàng lại ngã nữa, mắt sáng rực lên, tay chìa về hướng chàng với tất cả khát vọng. Văn chạy đến bên Hải Liên vừa lúc nàng cố nhoài mình ôm chặt chân chàng. Chặt nữa, chặt như liều mạng mà ôm! Nước mắt nàng vã ra ướt má, thấm ướt chân chàng. Giang Vũ Văn nghẹn ngào:
- Hải Liên! Hải Liên! Hải Liên!
Văn chụp xuống ôm lấy mái đầu đầy tóc đen nhánh:
- Anh trở về đây, trở về bậu bạn với em, nhìn mặt trời lên, mặt trời xuống. Bầu bạn với em suốt cả cuộc đời!
Nàng ngửa mặt nhìn chàng bằng đôi mắt chân thật ngây thợ Ánh trăng chiếu lên mặt nàng đầy ảo huyền, dánh viền loang loáng như phát ra hào quang vui tươi rực rỡ. Quả nàng chẳng khác một vì tiên! Môi nàng mềm mại run run, nụ cười nghinh đón của nàng quyến rũ:
- Em biết là anh sẽ trở về!
Tiếng nói của nàng thật nhỏ, dường như mộng mị, nhưng đầy cũng đầy một giọng tự tin:
- Em biết! Em biết! Em biết mà!
Bên Giang Vũ Văn và Hải Liên, biển cất tiếng ca, bài ca tuyệt vời của biển. Ánh trăng vằng vặc úp chụp lấy cả hai tạo nên một bức tranh nên thơ hơn mọi cảnh nên thơ.
Kết Thúc (END) | |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Thủy Linh | |
| |
| | | | Thủy Linh | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |